Skip to main content

Posts

Showing posts from July, 2020

Thông Tin và Thị Trường - Cái nào đi trước?

Hôm nay tôi đọc một tranh luận rất hay về việc “thông tin” và “thị trường” cái nào đi trước. Người thứ nhất bảo là thị trường có trước vì thị trường luôn phản ứng trước thông tin, đến khi thông tin ra thì mọi chuyện đã xong. Nhưng người thứ 2 lại nói: nếu không có thông tin thì lấy cái gì để thị trường phản ánh. —— Cá nhân tôi nghiêng về quan điểm của ngườ i thứ hai nhưng thảo luận vì sao quan điểm của người thứ nhất lại phổ biến hiện nay. Chúng ta đều biết thông tin là “thức ăn” của thị trường và t hị trường là cỗ máy vận hành liên tục bởi các thông tin được bơm vào thị trường để từ đó thị trường “tiêu hoá” (phân tích) thức ăn đó nhằm tạo ra các “phản ứng” về giá và khối lượng . Đã là tiêu hoá thì sẽ cần thời gian, và có loại thức ăn dai hơn (thông tin phức tạp) cần nhiều thời gian để tiêu hoá hơn. Như vậy về mặt cơ bản thị trường sống được nhờ dòng tiền và thông tin. Nên thông tin là thứ đi trước giúp cho thị trường chuyển hoá thành các chuyển động giá và khối lượng. ——

Cutloss - Tư tưởng chưa thông thì hành động chưa tốt

Trước đây khi tham gia vào TTCK, tôi đọc rất nhiều sách nói về nguyên tắc cutloss, mặc dù đọc rất nhiều, nghe nhiều người nói, nhưng khi thực chiến tham gia thị trường, tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cutloss, và rất khó vượt quá rào cản tâm lý này. Thậm chí đến lúc tôi buộc phải cutloss thì tài khoản lỗ đến 40%, và phải mất rất lâu sau, những tháng ngày tiếp theo tôi mới gỡ gạc lại được khoản lỗ lũy kế mà tôi đã mất. Cắt đây 2 năm tôi có gặp một chị làm kế toán cho một cơ quan nhà nươc, tài khoản của chị 2 tỷ mà bây giờ có mấy trăm triệu. Hầu hết các mã cp của chị ấy cầm đều là các cp rác (FLC, HAI, TSC...) Chúng ta hãy khoan nói đến việc cổ phiếu như thế nào, hãy nói đến việc cutlos. Việc để cho danh mục lỗ đến 60-70% tài khoản như vậy, hẳn chị ấy đã phải cầm rất rất lâu mới lỗ được đến như vậy, vì thực ra các cổ phiếu như FLC thanh khoản dồi dào, không có chuyện T3 về hay thậm chí có hold 1 tháng, cũng không lỗ đến 60%. Họ luôn đủ, thậm chí dư thừa thời gian đ

Đầu cơ không chỉ là tín hiệu

Một điểm mua chuẩn hay một kênh uptrend, nó chỉ trở thành điểm mua chuẩn hay uptrend - khi chúng đã đi qua và nhìn lại. Nếu hôm nay 1 cổ phiếu báo mua theo tín hiệu kỹ thuật, T3 hàng về không tăng hoặc lỗ nhẹ, vậy điểm mua cách đây 3 hôm là đúng hay sai? Chúng ta chưa thể biết được là điểm mua đó là đúng hay sai chỉ với 3 ngày. Do vậy, chúng ta thường sẽ có xu hướng tiếp tục giữ cổ phiếu đó, miễn nó chưa giảm đến 7% hoặc chưa vi phạm quy tắc bán khác.  Nhưng động lực gì khiến chúng ta kiên nhẫn giữ một cổ p hiếu khi uptrend vẫn chưa hình thàn h (hoặc thậm chí đang lỗ)? Khi đó, FA thực sự quan trọng ở đây. Trừ khi bạn là một nhà giao dịch thuần TA 100%. Còn không, chúng ta phải biết chúng ta mua vì cái gì? Chúng ta đang kỳ vọng điều gì? Kỳ vọng đó có cơ sở không, hay chỉ là chúng ta cảm thấy? Và nếu có sơ sở rồi thì kỳ vọng đó đã phản ánh vào giá chưa?  Có 3 kiểu người tham gia thị trường mà  Nhà Đầu Cơ  thường xuyên bắt gặp như sau: + Người mua 1 cổ phiếu

Phân biệt nhà đầu tư & nhà đầu cơ - qua cổ phiếu HPG

Có nhiều ý kiến cho rằng, “nhà” gì không quan trọng, quan trọng là kiếm được tiền.  Nhà Đầu Cơ  không đồng ý với suy nghĩ này lắm, vì việc “lẫn lộn”, “ngộ nhận” và “nhầm lẫn” về vai trò của chúng ta là ai khi tham gia thị trường sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, nhiều khi chúng ta bản chất đầu cơ nhưng cuối cùng lại thành đầu tư giá trời bất đắc dĩ, hay trước khi bắt đầu mua cp thì nghĩ mình đầu tư nhưng hành động lại như nhà đầu cơ, lướt lát liên tục, mất hàng rồi lại nhìn cp tăng, nếu những ai nhiều kinh nghiệm, chắc sẽ rất thấm điều  Nhà Đầu Cơ   đang nói. Phân biệt 2 khái niệm này thì sách vở hay trên mạng đã nói khá nhiều về mặt lý thuyết. Nhưng nếu chỉ lý thuyết thì rất khó để hình dung. Nhận việc, có 2 bạn trao đổi về HPG trên một diễn đàn về HPG, vì vậy  Nhà Đầu Cơ   sẽ nói thật nhanh và gọn để giảm bớt thời gian đọc cho anh chị qua phân tích case của  # HPG  (nhưng lưu ý là chỉ là rất nhanh, ngắn để giúp dễ hình dung, chứ không phân tích chi tiết).

Đừng tìm kiếm sự hoàn hảo trong đầu cơ chứng khoán

Trên thị trường nói riêng hay trong cuộc sống nói chung, thực ra nó cũng giống như một lý thuyết trò chơi, chúng ta luôn phải đưa ra quyết định trong sự đánh đổi, và đánh giá những điểm tốt (plus) và điểm xấu (minus) của một sự kiện. Khi một thứ hoàn hảo (perfect) thì đồng nghĩa với việc rủi ro (risk) của nó bằng 0, và đương nhiên lợi nhuận tăng thêm (alpha) sẽ là 0 %. Chúng ta chỉ nhận được một mức risk-free rate (lãi suất phi rủi ro, thường benchmark theo thông lệ quốc tế là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ). Có nghĩa là lợi nhuận này thực ra không thắng được chi phí cơ hội khi chúng ta mua trái phiếu phi rủi ro của chính phủ Mỹ, và việc đầu tư của chúng ta trên TTCK trở nên vô nghĩa. Perfectionists spend too much time on little differences at the margins at the expense of the important things. There are typically just five to ten important factors to consider when making a decision . Tôi còn nhớ cách đây 4 năm, khi đó tôi đầu tư vào cổ phiếu HPG, tôi có tham gia buổi hội

Suy nghĩ về cầu thủ Gerd Muller và sự may mắn trong chứng khoán

Hồi xưa trong bóng đá, có một cầu thủ mà người ta vẫn hay bảo là “may mắn”, đó là Gerd Muller. Họ bảo rằng ông quá may mắn vì bóng toàn rơi trúng vào đầu, đập vào chân rồi vô lưới. Nhưng sự thật là, không ai để ý đến chuyện là ông phải “đứng ở chỗ đấy” để bóng rơi trúng đầu và đập trúng chân, mà phải đứng sao cho không bị việt vị là cả một vấn đề. Đằng sau những “vị trí đứng” đó là cả một quá trình luyện tập , chúng ta chỉ thấy ông may mắn khi bóng rơi trúng đầu t rong một trận bóng, mà không thể biết ông đã luyện tập ra sao ngoài sân tập. Đó mới chính là mẩu chốt. Gerd Muller chưa từng được xem là một mẫu cầu thủ kỹ thuật hay có một thể hình lý tưởng để trở thành siêu sao, dù vậy, tất cả cũng không còn quan trọng khi khả năng đánh hơi bàn thắng đã đưa ông đã đạt đến tầm của những “huyền thoại”. Số bàn thắng mà ông để lại gần như là một kiệt tác vĩ đại không thể phá vỡ trong mấy mươi năm ròng sau ddos Cũng giống như trong chứng khoán, có những người không khoa trương loè loẹt,

Vì sao phân tích ngành lại quan trọng với nhà đầu cơ

Hồi ôn thi đại học, khi làm đề chúng ta đối mặt với ngân hàng đề thi mà không có câu hỏi nào trùng nhau y chang cả, nhưng tại sao chúng ta vẫn vượt qua. Đó là do chúng ta nắm và làm chủ được các ”dạng bài” và phương pháp làm với các dạng bài đó. Tôi ví dụ như môn Toán, các bạn có giải 1000 đề Toán thì khi vào phòng thi chúng ta cũng không bao giờ gặp trúng y chang số liệu 1 bài nào cả, nhưng chúng ta luôn “gặp lại” các “dạng đề”. Hàm số, phương trình, tích phân, bất đẳng thức... là các ”dạng bài” mà gần như đề nào chúng ta cũng gặp. Nên đôi khi làm 1-2 đề thì thấy các đề sau đều na ná nhau. “Câu hỏi” thì vô số, nhưng các “dạng bài” thì chỉ có một số ít. Điều quan trọng là nắm vững cách giải các “dạng bài” để khi lâm trận dù số liệu đã bị thay đổi chúng ta vẫn tìm ra đáp số đúng. Chứng khoán cũng vậy, nếu là một người thuần phân tích kỹ thuật (trader) thì không nói làm gì, nhưng là một nhà đầu cơ thì chúng ta vẫn phải hiểu câu chuyện doanh nghiệp thúc đẩy giá cổ phiếu tăng/giảm, có ngh

Vì sao đầu tư giá trị không phù hợp với đám đông?

1) ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ CẦN NGUỒN LỰC RẤT LỚN Nguồn lực ở đây được hiểu là kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ, thông tin và tiền bạc. Ad cho rằng với những cá nhân nhỏ lẻ, những người mà mọi thứ đều thiếu và yếu, thì việc trở thành một nhà đầu tư giá trị cực kỳ khó và thậm chí dẫn đến hậu quả chết người. Kiến thức và kinh nghiệm Nhà Đầu Cơ    hay bắt gặp nhiều người trên diễn đàn, có cả những người mới tham gia thị trường lẫn những người đã tham gia thị trường nhiều năm, những người ngoại đạo lẫn dân học thuật, họ trở thành fan của Graham, Warren Buffet, Peter Lynch hay Fisher, vì bị hấp dẫn bởi ánh hào quang của những huyền thoại này, và bắt chước học theo. Nhưng khi nhìn họ phân tích,  Nhà Đầu Cơ    thấy thật sự "kiến thức" và "kinh nghiệm của họ" chưa đủ "thâm hậu" để có thể trở thành một nhà đầu tư giá trị chân chính, họ phân tích nửa vời, "thấy cây không thấy rừng", sách vỡ và sáo rỗng, rập khuôn, nhưng vẫn "ngộ nhận&quo