Skip to main content

Đầu cơ không chỉ là tín hiệu




Một điểm mua chuẩn hay một kênh uptrend, nó chỉ trở thành điểm mua chuẩn hay uptrend - khi chúng đã đi qua và nhìn lại.


Nếu hôm nay 1 cổ phiếu báo mua theo tín hiệu kỹ thuật, T3 hàng về không tăng hoặc lỗ nhẹ, vậy điểm mua cách đây 3 hôm là đúng hay sai? Chúng ta chưa thể biết được là điểm mua đó là đúng hay sai chỉ với 3 ngày. Do vậy, chúng ta thường sẽ có xu hướng tiếp tục giữ cổ phiếu đó, miễn nó chưa giảm đến 7% hoặc chưa vi phạm quy tắc bán khác. 


Nhưng động lực gì khiến chúng ta kiên nhẫn giữ một cổ phiếu khi uptrend vẫn chưa hình thành (hoặc thậm chí đang lỗ)? Khi đó, FA thực sự quan trọng ở đây. Trừ khi bạn là một nhà giao dịch thuần TA 100%. Còn không, chúng ta phải biết chúng ta mua vì cái gì? Chúng ta đang kỳ vọng điều gì? Kỳ vọng đó có cơ sở không, hay chỉ là chúng ta cảm thấy? Và nếu có sơ sở rồi thì kỳ vọng đó đã phản ánh vào giá chưa? 

Có 3 kiểu người tham gia thị trường mà Nhà Đầu Cơ thường xuyên bắt gặp như sau:

+ Người mua 1 cổ phiếu vì nghe phím hay khuyến nghị do TA đẹp, chứ bản chất không biết đang kỳ vọng điều gì, nên T3 về không tăng hoặc lõm => khó chịu, T6-T10 thì vò đầu bức tóc, nhấp nhổm không yên, T20 thì cảm xúc tiêu cực, bắt đầu bực dọc, khó chịu

+ Người lại mua cổ phiếu vì cảm tính nghĩ là tốt nhưng không đánh giá được nó có “tốt hơn” hay không?, cứ thấy bctc đẹp, Kqkd mới ra lò tăng trưởng tốt là đu theo, còn quý tới tốt hơn không thì chưa nghĩ tới. Họ luôn bị hấp dẫn bởi hiện tại, mà quên mất rằng “chứng khoán là kỳ vọng tương lai”

+ Người kỳ vọng đúng rồi, có cơ sở rồi nhưng rất tiếc họ đã phải trả giá bằng tiền cho người khác trước đó, mà chính họ không để ý, Nên cổ phiếu slideway và giảm dần (vì người khác chốt lời), nhưng họ vẫn không tin là mình sai, chỉ cho đến khi cầm 2-3 tháng lỗ 15-20% cũng phải bán đi vì quá nản, nhưng bán đi rồi cũng không hiểu sao nó lại giảm (không cam tâm và vẫn cay cú). Trường hợp VHC (2019), và PPC (2019)

----
Chat với Admin: m.me/nhadauco8020

Comments

Popular posts from this blog

Phân biệt nhà đầu tư & nhà đầu cơ - qua cổ phiếu HPG

Có nhiều ý kiến cho rằng, “nhà” gì không quan trọng, quan trọng là kiếm được tiền.  Nhà Đầu Cơ  không đồng ý với suy nghĩ này lắm, vì việc “lẫn lộn”, “ngộ nhận” và “nhầm lẫn” về vai trò của chúng ta là ai khi tham gia thị trường sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, nhiều khi chúng ta bản chất đầu cơ nhưng cuối cùng lại thành đầu tư giá trời bất đắc dĩ, hay trước khi bắt đầu mua cp thì nghĩ mình đầu tư nhưng hành động lại như nhà đầu cơ, lướt lát liên tục, mất hàng rồi lại nhìn cp tăng, nếu những ai nhiều kinh nghiệm, chắc sẽ rất thấm điều  Nhà Đầu Cơ   đang nói. Phân biệt 2 khái niệm này thì sách vở hay trên mạng đã nói khá nhiều về mặt lý thuyết. Nhưng nếu chỉ lý thuyết thì rất khó để hình dung. Nhận việc, có 2 bạn trao đổi về HPG trên một diễn đàn về HPG, vì vậy  Nhà Đầu Cơ   sẽ nói thật nhanh và gọn để giảm bớt thời gian đọc cho anh chị qua phân tích case của  # HPG  (nhưng lưu ý là chỉ là rất nhanh, ngắn để giúp dễ hình dung, chứ không phân tích chi tiết).

Tam quốc - nghĩ về sự quá tự tin

  Chúng ta vẫn còn nhớ trong Tam Quốc, Tào Tháo bắt Lữ Bố, diệt anh em nhà Viên Thiệu, Viên Thuật, đoạt Kinh Châu. Thắng như chẻ tre, nắm trong tay 2/3 trời đất. Đem 83 vạn đại quân Nam hạ, cuối cùng bại trong tay 2 nhà Tôn Lưu (7 vạn quân) trận Xích Bích. Sau đại bại này, Tào Tháo mất đi đại thế, ngồi nhìn thiên hạ chia 3, phải dưỡng binh, nuôi quân mất 10 năm trời. Và cho đến chết cũng không thể thống nhất giang sơn được nữa. Tương tự, Lưu Bị sau khi đoạt Kinh Châu, chiếm Xu yên Thục, đánh bại Tào Tháo ở Hán Trung, ngồi trên cao mà nhìn xuống Trung Nguyên. Khi đó, nước Thục trở nên là nước mạnh nhất, vác 73 vạn đại quân mà nước Thục mất 20 năm tích cóp sang đánh Đông Ngô trả thù cho anh em Quan - Trương, bại trong tay Lục Tốn tại Hao Đình. Cuối cùng bỏ mạng tại thành Bạch Đế. Trận thua đau này làm nước Thục tổn thương nguyên khí, và để lại dư âm rất nặng nề về sau. Chứng khoán ngẫm như đánh trận, chúng ta rất dễ thắng nhiều trận nhỏ trong uptrend, nhưng lại thua to ở những trận quyết

Vì sao phân tích ngành lại quan trọng với nhà đầu cơ

Hồi ôn thi đại học, khi làm đề chúng ta đối mặt với ngân hàng đề thi mà không có câu hỏi nào trùng nhau y chang cả, nhưng tại sao chúng ta vẫn vượt qua. Đó là do chúng ta nắm và làm chủ được các ”dạng bài” và phương pháp làm với các dạng bài đó. Tôi ví dụ như môn Toán, các bạn có giải 1000 đề Toán thì khi vào phòng thi chúng ta cũng không bao giờ gặp trúng y chang số liệu 1 bài nào cả, nhưng chúng ta luôn “gặp lại” các “dạng đề”. Hàm số, phương trình, tích phân, bất đẳng thức... là các ”dạng bài” mà gần như đề nào chúng ta cũng gặp. Nên đôi khi làm 1-2 đề thì thấy các đề sau đều na ná nhau. “Câu hỏi” thì vô số, nhưng các “dạng bài” thì chỉ có một số ít. Điều quan trọng là nắm vững cách giải các “dạng bài” để khi lâm trận dù số liệu đã bị thay đổi chúng ta vẫn tìm ra đáp số đúng. Chứng khoán cũng vậy, nếu là một người thuần phân tích kỹ thuật (trader) thì không nói làm gì, nhưng là một nhà đầu cơ thì chúng ta vẫn phải hiểu câu chuyện doanh nghiệp thúc đẩy giá cổ phiếu tăng/giảm, có ngh