Trên thị trường nói riêng hay trong cuộc sống nói chung, thực ra nó cũng giống như một lý thuyết trò chơi, chúng ta luôn phải đưa ra quyết định trong sự đánh đổi, và đánh giá những điểm tốt (plus) và điểm xấu (minus) của một sự kiện. Khi một thứ hoàn hảo (perfect) thì đồng nghĩa với việc rủi ro (risk) của nó bằng 0, và đương nhiên lợi nhuận tăng thêm (alpha) sẽ là 0 %. Chúng ta chỉ nhận được một mức risk-free rate (lãi suất phi rủi ro, thường benchmark theo thông lệ quốc tế là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ). Có nghĩa là lợi nhuận này thực ra không thắng được chi phí cơ hội khi chúng ta mua trái phiếu phi rủi ro của chính phủ Mỹ, và việc đầu tư của chúng ta trên TTCK trở nên vô nghĩa.
Chat với Admin: m.me/nhadauco8020
Tôi còn nhớ cách đây 4 năm, khi đó tôi đầu tư vào cổ phiếu HPG, tôi có tham gia buổi hội thảo do MBS tổ chức, một bác ngoài 50 tuổi, phát biểu rất chững chạc, bác ấy tỏ ra không hài lòng vì HPG là doanh nghiệp đa ngành, và không thích các doanh nghiệp đa ngành nghề. Có lẽ không ai phản đối ý kiến này của bác ấy cả, tôi cũng không phản đối, vì tôi cũng không thích doanh nghiệp kinh doanh dàn trải và làm ngành đa ngành nghề. Nhưng vấn đề là HPG về bản chất vấn là doanh nghiệp thép, và tỷ trọng đóng góp của thép vào doanh thu chiếm 90%. Và năm đó, HPG hội tụ quá thiên thời cho HPG: giá thép tăng, sản lượng tăng, nguyên vật liệu giảm, định giá rẻ (sau 2015 slideway down). Sau đó cổ phiếu HPG đã tăng 100% chỉ trong 5 tháng
Việc một doanh nghiệp khi phát triển quá lớn, thì có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề để diversify và tiếp tục tăng trưởng là điều tất yếu khó tránh khỏi (các doanh nghiệp trên thế giới cũng đều như vậy). Những điều lo ngại bác ấy thực ra không trọng tâm và mờ nhạt, là một nhà đầu cơ chúng ta cần tập trung vào những yếu tố (factors) làm thay đổi cơ bản giá trị của doanh nghiệp, và tác động mạnh mẽ làm cổ phiếu tăng giá. Đó mới chính là cốt lõi của việc đầu cơ, thay vì nói những thứ chung chung, vô thưởng vô phạt, và nó không rõ ràng.
Việc một doanh nghiệp khi phát triển quá lớn, thì có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề để diversify và tiếp tục tăng trưởng là điều tất yếu khó tránh khỏi (các doanh nghiệp trên thế giới cũng đều như vậy). Những điều lo ngại bác ấy thực ra không trọng tâm và mờ nhạt, là một nhà đầu cơ chúng ta cần tập trung vào những yếu tố (factors) làm thay đổi cơ bản giá trị của doanh nghiệp, và tác động mạnh mẽ làm cổ phiếu tăng giá. Đó mới chính là cốt lõi của việc đầu cơ, thay vì nói những thứ chung chung, vô thưởng vô phạt, và nó không rõ ràng.
Và gần đây nhất, tôi đã mạnh dạn mua vào cổ phiếu DPM vùng giá 11. Khi một người bạn tôi hỏi đang cầm cổ phiếu gì, tôi trả lời DPM. Ngay lập tức phản hồi nhận lại được là: cậu bắt đáy ah? Ngành nghề bão hòa, dư cung, giá bán giảm….
Tuy nhiên, khi xem xét DPM, tôi nhận thấy:
+ Giá bán giảm 10%, tuy nhiên trong khi giá vốn (cụ thể là giá khí chiếm gần 50% giá thành lại giảm hơn 60%, nên dựa trên sản lượng và chi phí tiết kiệm được của DPM, tôi tính toán lợi nhuận tăng thêm từ tiết kiệm chi phí sẽ vượt qua việc sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp này (mảng ure),
+ Nền kết quả kinh doanh của DPM cực thấp (do giá phân ure giảm 40% năm 2019, và quan trọng hơn DPM mất 72 ngày bão dưỡng do sự cố nhà máy NH3), do vậy chỉ cần tăng lại sản lượng như cũ DPM có thể lấy lại phần lớn lợi nhuận đánh mất của năm 2019, đây chính là chất xúc tác để lợi nhuận DPM bứt phá so với cùng kỳ.
+ Tôi dự tính giá khí trung bình DPM còn giảm hơn cả quý 1, nên hiệu ứng tích cực của doanh nghiệp này kéo dài ít nhất 2 quý, chứ không dừng lại ở quý 1
+ Giá DPM đã chiết khấu 60% so với hồi 2019
Và cuối cùng, có thể do một phần do hiệu ứng của TT phục hồi vào cuối tháng 3 nên DPM khi lãi 40%, tôi đã bán 2/3 vì có 3 rủi ro trọng yếu đang "neo" trong đầu thị trường: (1) Tỷ lệ (weight) mua khí từ mỏ Cửu Long cao hơn so với kế hoạch BLĐ (giá "sàn" cao hơn gấp 2 mỏ Nam Công Sơn, gấp 3 Bạch Hổ), (2) NM DPM mặc dù đã khắc phục sự cố, song do NM hoạt động quá lâu, rất hay phát sinh các lỗi kỹ thuật khác, (3) PVN điều tiết lợi nhuận bằng việc tăng phí vận chuyển khí, điều chuyển lợi nhuận về PVGas => ảnh hưởng trực tiếp lợi ích của cổ đông thiểu số
Mặc dù nhìn lại quá khứ bao giờ cũng dễ, tuy nhiên trong những năm tháng bôn ba trên TTCK, tôi nhận ra một điều rất quan trọng là: “sự không hoàn hảo” mới chính là tạo ra các cơ hội, chứ không phải là sự hoàn hảo. Không nên đi tìm kiếm sự hoàn hảo trong một thế giới không hoàn hảo, và ngay cả bạn có tìm ra thì phần thưởng xứng đáng cho bạn luôn bằng 0. Điều cốt yếu là: Chúng ta không nên để cho những điểm xấu/hạn chế của doanh nghiệp trở thành những định kiến và cản trở việc nhận diện cơ hội đầu cơ của chúng ta, và chỉ nên tập trung vào 3-5 yếu tố trọng yếu nhất để ra quyết định thay vì sa đà vào những thứ tiểu tiết, mờ nhạt và không cần thiết.
Chốt lại bài viết này, tôi muốn trích dẫn câu nói rất hay của Ray Dailio (chủ tịch Quỹ hedge fund lớn nhất thế giới):
Watch out for people who argue against something whenever they can find something—anything— wrong with it, without properly weighing all the pluses and minuses. Such people tend to be poor decision makers.(Ray dailio)
P/s: Tôi đã từng là một người cầu toàn, và thích tìm kiếm sự an tâm từ những cổ phiếu hoàn hảo, nhưng khi những cổ phiếu hoàn hảo nhất (hội tụ những điểm tốt đẹp nhất) thì tôi đã phải nếm trái đắng rất nặng nề. Tôi hi vọng qua bài viết này, có thể giúp ích phần nào cho những người vẫn có tư tưởng đi tìm kiếm vẻ đẹp, sự hoàn hảo từ TTCK, mà thay vì đó hãy nghĩ chính sự "chưa tốt", "chưa hoàn hảo" mới chính là nơi phát sinh ra những cơ hội đầu cơ tốt nhất.
Lấy vợ/chồng (chuyện trăm năm) còn không hoàn hảo, chúng ta vẫn phải quyết định dựa trên 3-5 yếu tố trọng yếu, huống hồ gì chuyện 1 năm như cổ phiếu :)
Lấy vợ/chồng (chuyện trăm năm) còn không hoàn hảo, chúng ta vẫn phải quyết định dựa trên 3-5 yếu tố trọng yếu, huống hồ gì chuyện 1 năm như cổ phiếu :)
Comments
Post a Comment