Trước đây khi tham gia vào TTCK, tôi đọc rất nhiều sách nói về nguyên tắc cutloss, mặc dù đọc rất nhiều, nghe nhiều người nói, nhưng khi thực chiến tham gia thị trường, tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cutloss, và rất khó vượt quá rào cản tâm lý này. Thậm chí đến lúc tôi buộc phải cutloss thì tài khoản lỗ đến 40%, và phải mất rất lâu sau, những tháng ngày tiếp theo tôi mới gỡ gạc lại được khoản lỗ lũy kế mà tôi đã mất.
Cắt đây 2 năm tôi có gặp một chị làm kế toán cho một cơ quan nhà nươc, tài khoản của chị 2 tỷ mà bây giờ có mấy trăm triệu. Hầu hết các mã cp của chị ấy cầm đều là các cp rác (FLC, HAI, TSC...)
Chúng ta hãy khoan nói đến việc cổ phiếu như thế nào, hãy nói đến việc cutlos. Việc để cho danh mục lỗ đến 60-70% tài khoản như vậy, hẳn chị ấy đã phải cầm rất rất lâu mới lỗ được đến như vậy, vì thực ra các cổ phiếu như FLC thanh khoản dồi dào, không có chuyện T3 về hay thậm chí có hold 1 tháng, cũng không lỗ đến 60%. Họ luôn đủ, thậm chí dư thừa thời gian để cutloss khi khoản lỗ chỉ 5-7%. Vậy tại sao?
Nhiều người hay nói rằng: Người ta không chịu cắt lỗ là vì chưa cắt thì chưa lỗ, và cắt lỗ tức là cắt vào thịt mình, nên họ không chịu cắt lỗ. Hoặc có một số người lại đưa ra bảng hòa vốn nếu không cắt lỗ để nhà đầu tư dễ hình dung hơn như
Dù chúng ta nghe đến rát tai, khổ quá, biết rồi, nói mãi, nhưng thực tế chúng ta vẫn không thể ra quyết định cutloss được và chúng ta xem cutloss như là một điều gì đó rất nghiêm trọng và khó khăn.
Là một người thích đi vào bản chất, tôi nghĩ dừng lại ở cách giải thích trên vẫn chưa đủ để làm cho người khác tỉnh ngộ và thay đổi. Vì vậy tôi xin đề cập đến vấn đề này ở góc nhìn sâu hơn
1. Tư tưởng làm công ăn lương
Đa số nhà đầu tư tham gia thị trường thì trước đó hay đang làm một công việc gì đó (như kế toán, kỹ sư hay giáo viên...). Chúng ta đã quá quen với việc đi làm, đến tháng nhận lương, hết tháng này qua tháng khác, năm nay qua năm khác. Gần như không có rủi ro gì cả, có giáo viên dạy văn ở cấp 2 đến 20 năm nay, họ vẫn làm công việc đó
Nhưng khi đi làm có một chút tiền tích cóp, cảm thấy việc gửi tiết kiệm không được hiệu quả (do lãi tiết kiệm thấp), họ chuyển sang đầu tư chứng khoán. Nhưng họ lại đem tư duy ổn định, an toàn, đều đặn hàng tháng của công việc hành chính áp dụng vào chứng khoán. Mà quên mất rằng, kể từ giây phút họ mở tài khoản chứng khoán và giao dịch, họ đã tự mình bước ra khỏi ô kim tứ đồ từ góc phần tư thứ nhất (người lao động) sang góc phần tư thứ 4 (nhà đầu tư) rồi.
Mà bản chất của nhà đầu tư lại không giống như người lao động, đó là họ hiểu và sẵn sàng chấp nhận sự không chắc chắn (rủi ro) để theo đuổi lợi nhuận. Nhưng người lao động lại quen với việc chắn chắn, và không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, song vẫn muốn kiếm lợi nhuận cao. Vì vậy khác nhau nằm ở tư duy của 2 nhóm người thuộc Kim Tứ đồ.
Chúng ta cần hiểu là, khi chúng ta đã bước chân sang kinh doanh chứng khoán, chúng ta phải theo tư duy và nguyên tắc của người kinh doanh, chúng không thể dùng tư duy của người lao động thuần túy để hành xử như một người kinh doanh được. Như vậy, rủi ro (thứ không chắc chắn) sẽ thành thứ "chắc chắn" với chúng ta.
Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy nghĩ đơn giản như sau, khi chúng mở một quán cafe hay một shop thời trang, chính là chúng đã bước chân vào thế giới kinh doanh, chúng không thể đếm thu nhập theo kiểu tháng này được bao nhiêu tiền, tháng sau được bao nhiêu tiền, rồi nhân lên như làm công thuần túy được. Ở bên phía làm công, chúng chắc chắn sẽ nhận lương vào cuối tháng, một số lương đã ấn định trước (fixed income), nhưng kinh doanh có tháng lãi, tháng lỗ, có năm thắng to, năm chỉ đủ trả chi phí hoặc lỗ. Và không có gì đảm bảo là chắc chắn chúng ta sẽ có lãi được, và lại càng không có gì chắc chắn lãi phải đều đều và ổn định.
Chính vì vậy, chúng ta phải thay đổi tư duy vì chúng ta đã bước chân sang góc phần tư của kim tứ đồ, và tư duy đúng đó là "không có gì chắc chắn", "mọi thứ chỉ là xác xuất". Nếu chúng không chấp nhận điều này sớm hay muộn tai họa sẽ ập đến như bà chị tôi đã lấy ví dụ ở trên. Chúng ta không thể dùng sự chắc chắn trong tư duy của người làm công áp vào sự không chắc chắn (thuộc tính) của kinh doanh chứng khoán được. Vì nó là xác xuất, hãy cho phép sai lầm xảy ra như một điều tất yếu
Khi chúng ta đã chấp nhận sự không chắc chắn và mình có thể sai, thì chúng ta sẽ dễ dàng có điểm dừng lỗ (stoploss), có nghĩa là chúng đặt cược vào việc cổ phiếu sẽ tăng vì những lý do ABC, nhưng chúng phải sẵn sàng cho khả năng chúng có thể sai. Do đó mức cutloss 5-7% là mức giới hạn chúng có thể bỏ ra để đặt cược vào dự đoán của mình.
Xác định điểm stoploss trước khi mua chính là chúng đang tuân theo nguyên tắc kinh doanh chứng khoán, chưa chắc chúng ta đã phải cắt lỗ thật (vì chúng ta có thể lãi), nhưng việc cứ xác định trước điểm dừng lỗ chính là chúng đang sở hữu tư duy của một người làm kinh doanh/đầu tư rồi.
Khi chúng ta đi học, trường học luôn cho chúng ta cái khung, công thức với các giả định để chúng ta giải bài tập và tìm ra đáp số, Trong thế giới kinh doanh và đầu tư, thị trường không cho chúng ta cái “khung” như vậy để chúng ta giải, cho nên tính có thể sai luôn cao hơn khả năng có thể đúng, vì mọi thứ thay đổi và biến động (môi trường thay đổi, vĩ mô thay đổi, đối thủ mới xuất hiện, ban lãnh đạo ra quyết định sai….). Vì vậy nên cutloss là điều thuận theo tự nhiên, đúng với quy tắc và bản chất của kinh doanh và đầu tư. Nên chúng ta xem việc cutloss là một điều bình thường, điều nên có và phải có trong kinh doanh chứng khoán. Khi chúng ta giác ngộ được điều này chúng ta sẽ không phải gồng mình, hay luyện tập để cutloss, mà chúng ta có thể cutloss một cách thoải mái nếu vi phạm quy tắc bán của chúng ta
Cá nhân tôi khi vào lệnh mua một cổ phiếu nào, tôi luôn “giả định” mình sai ngay từ đầu nên tôi đặt stoploss luôn khi vào lệnh. Việc giả định này cho phép tôi ghi nhớ đầu cơ chứng khoán là công việc có tính xác xuất và không có gì chắc chắn cả.
2- Cutloss chính là mồi câu để câu con cá lớn
Chúng ta bỏ ra 1 tỷ để đầu tư vào cổ phiếu FPT, sau khi phân tích đánh giá FA & TA, chúng ta thấy xác xuất cao là cổ phiếu sẽ tăng khoảng 20% trong 3 tháng, có nghĩa chúng ta kỳ vọng lãi 200 triệu (đây chính là con cá chúng ta muốn câu), nhưng chúng ta phải bỏ mồi câu, và mồi câu chúng ta bỏ ra phải nhỏ hơn con cá (chứ lớn tiền mồi đắt hơn cả con cá thì đi câu làm gì), và số mồi đó là ví dụ 5% của tổng số tiền 1 tỷ (tức là chúng ta đang bỏ ra mồi câu 50 triệu) để kỳ vọng câu được con cá 200 triệu, có nghĩa là con cá của chúng ta có giá trị lớn hơn 4 lần mồi câu (thuật ngữ chuyên ngành người ta gọi là reward/risk ratio)
Khi chúng ta đi câu, chúng ta “kỳ vọng” câu được cá, chúng ta phải có “mồi câu”, nhưng kể cả mất mồi câu chúng ta chưa chắc câu được cá. Vậy nên trong kinh doanh chứng khoán, chúng ta phải có mồi câu, mồi câu ở đây chính là khoản chúng ta sẵn sàng cutloss để đặt cược nhằm kỳ vọng câu được “con cá” lớn.
Nhưng lưu ý 2 điều:
Một là, mồi câu không đương nhiên mất nếu chúng ta đúng và TT đồng ý với chúng ta, có nghĩa là kể cả câu được cả nhưng mồi câu vẫn còn (tức chúng không mất đi 50 triệu đó, trong khi vẫn thu thêm 200 triệu);
Hai là, chúng ta mất mồi câu và không câu được cá (có nghĩa là chúng ta mất đi 50 triệu, và số vốn còn lại 950tr). Nên nhớ rằng, chúng ta chỉ đặt cược 5% trên số vốn để kỳ vọng 20% lợi nhuận, chứ không phải đặt cược 100% số vốn. Nhưng đáng tiếc là, nhiều nhà đầu tư không chịu cắt lỗ khi lỗ 5%, lại để cho khoản lỗ leo thang thành 50-60%. Khi đó tiền mồi câu còn lớn hơn cả con cá, vậy có đáng không?
Chúng ta đề ra nguyên tắc ngay từ đầu là chỉ đặt cược 5%, chứ không đặt cược gần như toàn bộ số vốn. Vậy tại sao chúng ta lại vi phạm nguyên tắc này? Tức là chúng ta đã vi phạm luật chơi ngay từ đầu, và trở thành một tay chơi amatuer, đánh bạc rồi.
Khoản cutloss trong phạm vi cho phép chính là mồi câu của chúng ta. Còn câu ở đâu? Chọn vị trí ngồi câu chỗ nào? Để tăng được xác xuất câu trúng cá thì lại đòi hỏi kiến thức và kỹ năng (cái mà không thuộc phạm vi của bài viết này)
Sự khác nhau giữa một người chơi chứng khoán, đánh bạc và một nhà đầu cơ chuyên nghiệp chỉ nằm ở chỗ năng lực phân tích (dựa trên kiến thức và kỹ năng) để kéo xác xuất chiến thắng cao hơn về phía họ, “cao hơn” không có nghĩa là “chắc chắn”, đó chính là sự khác biệt. Ai phân tích tốt, nhận định tốt thì khả năng đúng sẽ cao hơn nhưng kể cả phân tích tốt đến đâu, thông tin nhiều cỡ nào thì xác xuất sai vẫn luôn tồn tại. Vì vậy ngay cả những nhà đầu cơ sừng sỏ, có sạn, họ vẫn phải chấp nhận quy luật “thép” này, và sẵn sàng cài lệnh dừng lỗ.
Hãy xem công việc đầu cơ giống như công việc kinh doanh và ý tưởng đầu cơ cũng giống như ý tưởng kinh doanh, theo Eris Ries tác giả của cuốn Khởi nghiệp tinh gọi, ông cho rằng các startups phải sẵn sàng với việc mình có thể sai, nên giữ cho mức đặt cược là nhỏ nhất (keep betting small), và tránh dồn quá nhiều công sức, thời gian, vốn để chăm chăm vào nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết cho một ý tưởng, bởi vì chúng ta càng bỏ nhiều công sức, thời gian, tiền bạc vào một ý tưởng, chúng ta càng khó nhận sai lầm và chấp nhận mình sai khi thị trường không đồng ý với chúng ta, chúng ta rất khó điều chỉnh hoặc từ bỏ ý tưởng đó để bắt đầu ý tưởng khác. Chúng ta càng bỏ nhiều công sức, thời gian, tiền bạc cho một ý tưởng thì chúng ta càng khó thoát ra khỏi sự sa lầy khi thực ra ý tưởng đó bị fail.
Để ra được một ứng dụng thành công, người coder có thể đã phải bỏ đi nhiều ứng dụng thất bại trước đó, để mở được một chuỗi quán ăn thành công như bây giờ có thể người sáng lập đã phải thử qua, và dẹp mấy quán ăn trước đó. Thị trường không phải chúng ta muốn là được, và kiếm tiền không đơn giản như những gì chúng ta tưởng tượng, chúng ta càng tin vào suy nghĩ của mình một cách thái quá, chúng ta càng không phù hợp để khởi sự công việc kinh doanh và đầu cơ. Bởi vì chúng ta chất của kinh doanh hay đầu cơ là xác xuất, và thử sai, làm lại và điều chỉnh. Đó chính là tư tưởng của cuốn sách Clean Startups.
TÓM TẮT
- Kể từ ngày chúng mở tài khoản chứng khoán, và giao dịch chứng khoán, chúng ta đã bước chân ra khỏi góc phần từ kim từ đồ (người làm công) để bước chân vào nhóm góc phần tư kim tứ đồ (nhà đầu tư). Mà đã là nhà đầu tư, chúng không thể mang tư duy của người làm công (sự chắc chắn) để áp cho tư duy của nhà đầu tư được
- Bản chất của kinh doanh hay đầu tư là xác xuất, có nghĩa là ngay cả việc chúng ta phân tích tốt đến đâu thì luôn có khả năng sai, vì vậy hành động như thể một thứ chắc chắn xảy ra là đang đi ngược với quy luật/bản chất của kinh doanh/đầu tư. Chúng ta có thể đúng một số lần, nhưng lâu dài nếu sai một lần chúng ta sẽ thua rất đau và có thể rời bỏ thị trường
- Luôn cho phép mình sai, chính là chúng ta đã giác ngộ về bản chất của thị trường
- Khoản dừng lỗ thực chất chỉ là mồi câu "bé" để câu con cá "lớn", chúng ta đặt cược 5% (mồi câu) chứ không phải đặt cược toàn bộ số vốn. Nên để khoản lỗ chạy dài, chính là chúng ta đang để mồi cầu lớn hơn chính con cá mà chúng ta kỳ vọng.
- Xem mỗi ý tưởng đầu cơ giống như là một ý tưởng kinh doanh và công việc đầu cơ giống công việc kinh doanh, hãy bắt đầu một cách "tinh gọn", giữ các khoản đặt cược ở mức thấp, và sẵn sàng cho việc chúng ta có thể sai, và mạnh dạn cắt bỏ để tìm kiếm và phát triển ý tưởng khác.
---
Chat với Admin: m.me/nhadauco
Comments
Post a Comment