Skip to main content

Phân biệt nhà đầu tư & nhà đầu cơ - qua cổ phiếu HPG



Có nhiều ý kiến cho rằng, “nhà” gì không quan trọng, quan trọng là kiếm được tiền. Nhà Đầu Cơ  không đồng ý với suy nghĩ này lắm, vì việc “lẫn lộn”, “ngộ nhận” và “nhầm lẫn” về vai trò của chúng ta là ai khi tham gia thị trường sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, nhiều khi chúng ta bản chất đầu cơ nhưng cuối cùng lại thành đầu tư giá trời bất đắc dĩ, hay trước khi bắt đầu mua cp thì nghĩ mình đầu tư nhưng hành động lại như nhà đầu cơ, lướt lát liên tục, mất hàng rồi lại nhìn cp tăng, nếu những ai nhiều kinh nghiệm, chắc sẽ rất thấm điều Nhà Đầu Cơ  đang nói.
Phân biệt 2 khái niệm này thì sách vở hay trên mạng đã nói khá nhiều về mặt lý thuyết. Nhưng nếu chỉ lý thuyết thì rất khó để hình dung. Nhận việc, có 2 bạn trao đổi về HPG trên một diễn đàn về HPG, vì vậy Nhà Đầu Cơ  sẽ nói thật nhanh và gọn để giảm bớt thời gian đọc cho anh chị qua phân tích case của #HPG (nhưng lưu ý là chỉ là rất nhanh, ngắn để giúp dễ hình dung, chứ không phân tích chi tiết).






——
Nhà đầu tư



+ Tầm nhìn dài
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên mô hình phát triển đất nước sẽ là đầu tư mạnh vào capex, theo cách mà các quốc gia khác từng làm như Mexico hay Argentina.... Đó là xu hướng tất yếu trong tương lai, ngoài ra đầu tư vào thép dễ tăng điểm % GDP=> HPG sẽ hưởng lợi trong dài hạn.
+ Tập trung vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Trước bối cảnh suy giảm tăng trưởng, tiêu thụ 6 tháng thép giảm 6%. Như vậy sức cầu của TT không giãn ra mà bị co hẹp lại, với áp lực công suất do đưa vào khối capex khổng lồ của Dung Quất, HPG sẽ phải gia tăng sản lượng trong một thị trường cầu bị thu hẹp => Cách làm sẽ là gia tăng xuất khẩu & lấy thị phần của các đối thủ khác => HPG sẽ phải sử dụng đến lợi thế của mình là chi phí sản xuất thấp (cost leadership), với biên lợi nhuận gộp ~ 20% áp đảo so với trung bình 5% trung bình của ngành (xem comment dưới), nếu HPG chủ động giảm giá bán => đối thủ sẽ bị lỗ hoặc giảm sản lượng.
+ Đặt ra các kịch bản (bao gồm worse case scenario) 
Nếu trường hợp nền kinh tế xấu hơn và kéo dài suy thoái, thì với lợi thế cạnh tranh mạnh thì HPG sẽ là là dn sống sót cuối cùng khi các đối thủ đều chết hết => nó sẽ thống trị, dominate ngành khi nền kinh tế phục hồi và bước vào chu kỳ mới. Những doanh nghiệp kiểu dạng thức như độc quyền sẽ được định giá cao hơn, vì nó quyền lực thị trường, giảm thiểu cạnh tranh, gia tăng biên LN....
+ Nguyên tắc mua rẻ bán đắt (chứ không phải là mua thấp bán cao)
Căn cứ để ra quyết định của họ là dựa vào value vs price, họ mua khi giá trị (value) thấp hơn giá thị trường (market price) ở một biên an toàn/upside đủ hấp dẫn họ, đồng thời bán khi giá trị vượt qua giá thị trường. Khi nói đến "rẻ" và "đắt" là bạn đang nói đến mối quan hệ giữa giá trị và giá thị trường. Chứ không phải vấn đề thị giá cao hay thấp, với những nhà giao dịch trader, họ không care đến giá trị, mà chỉ cố gắng mua thấp bán cao, mua ở những điểm mua có xác xuất tăng giá dựa trên mối quan hệ cung cầu/dòng tiền.
Nếu giá cp giảm và thấp so với giá trị nội tại (mà họ đã lồng ghép các giả định về giá thép, quá quặng, giá than cốc, sản lượng... mà họ dự phóng cho nhiều năm và được update lại định kỳ) => họ mua và nắm giữ
+ Họ đồng hành cùng doanh nghiệp 
Họ tham gia vào doanh nghiệp để cả khi doanh nghiệp đang phải đầu tư capex lớn, vay nợ cao, cạnh tranh giành thị phần... tức là ngay cả họ gắn bó doanh nghiệp ngay cả giai đoạn "rủi ro" của doanh nghiệp.
—-
Nhà đầu cơ

Nếu nhà đầu tư dựa trên định giá dài hạn để mua và nắm giữ, thị nhà đầu cơ thường xem xét điều kiện quý sắp tới doanh nghiệp có khả năng báo cáo kết quả kinh doanh tích cực (như doanh thu và LN tăng hay không), để đón đầu mua trước. Trong khi nhà đầu tư dài hạn, họ không mua hay bán vì 1 quý doanh nghiệp báo cáo kết quả kém hơn, mà họ nhìn trong time horizon dài hạn. 
Nhiều người phản biện rằng: Nhà Đầu Cơ  nghiên cứu, phân tích, định giá nhưng tùy theo bctc quý tiếp theo ra sao để hành động mua bán, chứ không phải là giữ khư khư cổ phiếu. Nếu bạn hành động dựa trên dự báo kqkd của 1-2 quý sắp tới thì khi đó bạn lại trở thành đầu cơ, chứ không phải đầu tư, bạn lợi dụng quý sau kqkd "dự báo" thấp để bán trước, rồi cover lại sau, thì hành động này là hành động đầu cơ. 
Nhà đầu cơ khi cổ phiếu tăng mạnh, họ tính toán tâm lý thị trường, xem có khoảng trống thông tin, và cung cầu ra sao, cổ phiếu vào vùng tích lũy lại, họ có thể canh bán để tối ưu hóa lợi nhuận, thay vì chờ đợi khi cổ phiếu đã bắt đầu slideway, và không còn tin hỗ trợ.
Cụ thể, như case của HPG, họ sẽ đánh giá trong ngắn hạn và đặt các câu hỏi như là:
+ Sản lượng: Xuất khẩu HPG tuy tăng nhưng tỷ trọng không lớn so với công suất NM, mà thép xây dựng dân dụng mới thật sự chiếm tỷ trọng cao, đây mới là mảng highly correlated với vĩ mô, nếu TT BDS suy yếu, thì áp lực HPG thậm chí còn lớn hơn rất nhiều trong việc giành thị phần, hay lại phải gia tăng bán phôi? Như vậy họ cảm nhận HPG có thể dài hạn theo vĩ mô sẽ ổn theo xu hướng đầu tư công, nhưng do tình trạng kinh tế khó khăn do dịch Covid, thì khả năng doanh nghiệp vào vùng "rủi ro" khi phải vận hành khối Capex quá lớn + áp lực phải tiêu thụ sản lượng sản xuất ra rất cao.
+ Giá bán: Dưới áp lực công suất, nếu HPG chủ động giảm 2-5% giá bán thép để giành thị phần đối thủ thì với doanh thu 7-80k tỷ thì EPS giảm bao nhiêu? => giá cổ phiếu giảm bao nhiêu (lưu ý hpg bản chất vẫn là dn thép vì 90% doanh thu từ thép nên EPS rất nhạy với giá thép, nếu giá thép giảm còn nguy hiểm hơn giá quặng tăng), nếu xấu hơn stress test giá thép giảm 10%-15% thì ra sao? Mà lò cao thì không phải như bếp ga nhà bạn, muốn bật thì bật, thích tắt thì tắt.
- Đối thủ: Các doanh nghiệp khác có thể lỗ nhưng không có nghĩa cash flow không đủ để tiếp tục hoạt động (nhìn SMC NKG trước đây mặc dù lỗ vẫn gia tăng sản lượng và thị phần đều đều), nếu cuộc chiến đổ máu này cứ chày cối trong 2-3 năm không lẽ mình phải ôm HPG trong 2-3 năm?
- Dự báo ngắn hạn Quý 3+4: Quý 2 thì tốt rồi (vì kết quả sản lượng hàng tháng HPG đều báo cáo tăng trưởng tốt), nhưng quý 3 và quý 4 thì sao khi Giai đoạn 2 Lò cao số 3-4 sản xuất HRC vận hành? Lý thuyết thì 1 triệu bán ra thị trường, 1 triệu dùng sx cho mình, nhưng HRC là công nghệ mới, HPG chưa làm bao giờ nên cũng phải nín thở mà chờ đợi? Năm 2019, nhiều bên giả định sản lượng tiêu thụ từ Dung Quất là 1 triệu tấn, và đưa giả định này vào định giá, nhưng thực tế chỉ khoảng 500k tấn, lệch 50%. 500k tấn là con số rất lớn + giá quặng lúc đó tăng => Giá cp đã giảm 33%
- Sự phản ánh vào giá: Giá cp hiện tại đã phản ánh kỳ vọng tích cực từ bctc quý 1, quý 2 chưa? (sau khi loại bỏ phần tăng do hiệu ứng TT tạo đáy đi lên từ cuối tháng 3),  Định giá các bên (concencus) đang bao nhiêu và giá hiện tại bao nhiêu? reward/risk ratio ra sao?
- Phân tích kỹ thuật: HPG đang vận động ra sao, cung cầu thế nào, xu hướng giá của HPG sắp tới sẽ điều chỉnh hay tích lũy lại, nếu vượt vùng nào thì là tín hiệu tốt, nếu thủng ngưỡng hỗ trợ nào là tín hiệu xấu....
—-
Qua ví dụ này chúng ta thấy rằng, nhà đầu tư họ xem cổ phiếu là đại diện cho một phần sở hữu doanh nghiệp, nên họ tập trung vào doanh nghiệp, và nắm giữ dài hạn để theo đuổi tầm nhìn của họ.

Họ chấp nhận gắn bó với một doanh nghiệp kể cả khi doanh nghiệp đó khó khăn hoặc đang bị áp lực.




Còn
nhà đầu cơ, xem cổ phiếu là “lưỡng tính”, có nghĩa là vừa có tính chất doanh nghiệp, vừa có tính chất của một loại hàng hóa trên TT. Họ đánh giá tác động ngắn hạn ảnh hướng trực tiếp lên giá cp của họ hơn thay vì đặt cược niềm tin vào BLD, vào kế hoạch kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp đó.
Nhà đầu cơ tôn trọng và lắng nghe thị trường, thay vì cứ khư khư ôm lấy giá trị nội tại mà họ tính ra với 1 đống giả định của mình. Nếu cp đảo chiều, họ sẵn sàng đảo chiều theo thị trường bất chấp phân tích FA của họ tốt đến đâu. Họ chỉ đến với doanh nghiệp khi doanh nghiệp bắt đầu hưng thịnh, vào giai đoạn hái quá, và chỉ theo dõi khi doanh nghiệp đang đầu tư mạnh hoặc đang cạnh tranh cao



Chat với Admin: m.me/nhadauco8020

Comments

Popular posts from this blog

Tam quốc - nghĩ về sự quá tự tin

  Chúng ta vẫn còn nhớ trong Tam Quốc, Tào Tháo bắt Lữ Bố, diệt anh em nhà Viên Thiệu, Viên Thuật, đoạt Kinh Châu. Thắng như chẻ tre, nắm trong tay 2/3 trời đất. Đem 83 vạn đại quân Nam hạ, cuối cùng bại trong tay 2 nhà Tôn Lưu (7 vạn quân) trận Xích Bích. Sau đại bại này, Tào Tháo mất đi đại thế, ngồi nhìn thiên hạ chia 3, phải dưỡng binh, nuôi quân mất 10 năm trời. Và cho đến chết cũng không thể thống nhất giang sơn được nữa. Tương tự, Lưu Bị sau khi đoạt Kinh Châu, chiếm Xu yên Thục, đánh bại Tào Tháo ở Hán Trung, ngồi trên cao mà nhìn xuống Trung Nguyên. Khi đó, nước Thục trở nên là nước mạnh nhất, vác 73 vạn đại quân mà nước Thục mất 20 năm tích cóp sang đánh Đông Ngô trả thù cho anh em Quan - Trương, bại trong tay Lục Tốn tại Hao Đình. Cuối cùng bỏ mạng tại thành Bạch Đế. Trận thua đau này làm nước Thục tổn thương nguyên khí, và để lại dư âm rất nặng nề về sau. Chứng khoán ngẫm như đánh trận, chúng ta rất dễ thắng nhiều trận nhỏ trong uptrend, nhưng lại thua to ở những trận quyết

Vì sao phân tích ngành lại quan trọng với nhà đầu cơ

Hồi ôn thi đại học, khi làm đề chúng ta đối mặt với ngân hàng đề thi mà không có câu hỏi nào trùng nhau y chang cả, nhưng tại sao chúng ta vẫn vượt qua. Đó là do chúng ta nắm và làm chủ được các ”dạng bài” và phương pháp làm với các dạng bài đó. Tôi ví dụ như môn Toán, các bạn có giải 1000 đề Toán thì khi vào phòng thi chúng ta cũng không bao giờ gặp trúng y chang số liệu 1 bài nào cả, nhưng chúng ta luôn “gặp lại” các “dạng đề”. Hàm số, phương trình, tích phân, bất đẳng thức... là các ”dạng bài” mà gần như đề nào chúng ta cũng gặp. Nên đôi khi làm 1-2 đề thì thấy các đề sau đều na ná nhau. “Câu hỏi” thì vô số, nhưng các “dạng bài” thì chỉ có một số ít. Điều quan trọng là nắm vững cách giải các “dạng bài” để khi lâm trận dù số liệu đã bị thay đổi chúng ta vẫn tìm ra đáp số đúng. Chứng khoán cũng vậy, nếu là một người thuần phân tích kỹ thuật (trader) thì không nói làm gì, nhưng là một nhà đầu cơ thì chúng ta vẫn phải hiểu câu chuyện doanh nghiệp thúc đẩy giá cổ phiếu tăng/giảm, có ngh