Hôm nay tôi đọc một tranh luận rất hay về việc “thông tin” và “thị trường” cái nào đi trước. Người thứ nhất bảo là thị trường có trước vì thị trường luôn phản ứng trước thông tin, đến khi thông tin ra thì mọi chuyện đã xong. Nhưng người thứ 2 lại nói: nếu không có thông tin thì lấy cái gì để thị trường phản ánh.
——
Cá nhân tôi nghiêng về quan điểm của người thứ hai nhưng thảo luận vì sao quan điểm của người thứ nhất lại phổ biến hiện nay.
Chúng ta đều biết thông tin là “thức ăn” của thị trường và thị trường là cỗ máy vận hành liên tục bởi các thông tin được bơm vào thị trường để từ đó thị trường “tiêu hoá” (phân tích) thức ăn đó nhằm tạo ra các “phản ứng” về giá và khối lượng. Đã là tiêu hoá thì sẽ cần thời gian, và có loại thức ăn dai hơn (thông tin phức tạp) cần nhiều thời gian để tiêu hoá hơn. Như vậy về mặt cơ bản thị trường sống được nhờ dòng tiền và thông tin. Nên thông tin là thứ đi trước giúp cho thị trường chuyển hoá thành các chuyển động giá và khối lượng.
——
Nhưng tại sao khi đầu cơ những người chạy theo tin thường chịu kết cục không mấy tốt đẹp (và nhiều trường hợp là dính đỉnh hoặc chỉ hớt váng sau khi cổ phiếu đã tăng 1 đoạn khá dài rồi). Chính vì kinh nghiệm này xảy ra với nhiều người nên họ kết luận thị trường có trước thông tin và khi thông tin ra là bán.
Thực ra thông tin luôn có trước thị trường nhưng qua trình để thông tin đưa ra ngoài thị trường luôn qua nhiều phân lớp đối tượng mới đến được nhà đầu tư. Nên những nhà đầu tư nhỏ lẻ khi biết được thông tin thì cũng là “người cuối cùng” trong cái “chuỗi” đó tiếp nhận được thông tin mà thôi. Nên dẫn đến cp đã phán ánh xong. Quá trình phản ánh giá cổ phiếu chính là quá trình phân bổ thông tin qua các tầng đối tượng và mỗi tầng đối tượng họ lại có đánh giá/phân tích cùng thông tin đó khác nhau dẫn đến các chuyển động giá phức tạp trên thị trường.
Ví dụ: khi công ty chuẩn bị sản xuất ra một đời sản phẩm mới ăn khách thì ban lãnh đạo công ty là đối tượng biết trước nhất, cùng với Team kỹ thuật sản xuất, Team thiết kế, Team marketing và bán hàng của sản phẩm đó. Khi sản phẩm đó bán chạy hàng ngày (chưa xuất hiện trên báo cáo cáo quý định kỳ) thì ban lãnh đạo nắm được trước, những người trong phòng kế toán, marketing, sale cũng biết trước. Sau đó đến các những người có mối quan hệ với những người này bao gồm: người thân, các quỹ và các analysts cover về ngành đó. Khi các analysts tiếp nhận thông tin này họ lại gom và phím những người liên quan của họ gom trước rồi mới ra báo cáo khuyến nghị mua, nhưng báo cáo lại phải đến tay tự doanh và các KH VIP của công ty chứng khoán trước, rồi mới public báo cáo ra cho TT miễn phí. Khi đó báo cáo định kỳ của doanh nghiệp ra đưa tin dn có sản xuất mới, doanh số bán hàng cao thì báo chí lại đăng tin đó truyền thông rộng rãi đến mọi người.
Như vậy có nghĩa là thông tin ban đầu chỉ do một số ít những người quan trọng nắm được, sau đó nó được lan truyền tới những người ít quan trọng hơn rồi tới những người không quan trọng. Và cứ mỗi lớp phân bổ thì giá lại phản ánh một lượt do cầu tăng, cứ như vậy đến khi thông tin đến tai những nhà đầu tư nhỏ lẻ thì cổ phiếu cũng đã “hoàn tất” một giai đoạn tăng giá của cổ phiếu. Điều đó dẫn đến lý do vì sao nhiều người khi tin ra mua thì hay gặp đỉnh.
——
Có người sẽ hỏi: tại sao nhiều khi thông tin ra cổ phiếu không giảm vẫn tăng? Điều đó là do khi thông tin ra nhưng quá trình tăng giá trước đó chưa phản ánh hết tính chất của thông tin. Ví dụ khi một thông tin mới xuất hiện analysts sẽ update thông tin đó vào định giá và thị trường đồng thuận mức giá là 30 nhưng giá cp hiện tại chỉ 20 (trong khi đã tăng từ 1 tháng trước từ giá 15). Có nghĩa là thị trường chưa phản ánh hoàn toàn thông tin đó. Vì cùng một thông tin đánh giá xuất mỗi người là khác nhau, bà kế toán dù là người nắm thông tin sớm hơn nhưng do không hiểu về thị trường và định giá nên có thể bán sớm, bán non nhưng khi ra thị trường họ định giá cao hơn. (nhưng xác xuất này rất ít vì những người nắm được thông tin đầu tiên trong “chuỗi phân bổ thông tin” thường là những người nhiều tiền, có chức vụ cao và học vấn nên chuyển động giá quyết định bởi họ thường là đúng)
——
Chính vì vậy nên những nhà đầu tư nhỏ lẻ không có lợi thế về mặt thông tin thường dựa vào biểu đồ và tín hiệu để xác nhận dòng tiền. Khi có điểm mua họ nhảy vào mua theo mà không cần chờ tin ra và đến khi tin ra họ lại bán, nên họ cho rằng thị trường đi trước thông tin. Thực ra vẫn là đã có thông tin trước rồi, chỉ là thông tin cần thời gian mới đến được với thị trường và việc men theo dòng tiền chính là “đón đầu” thông tin, mua cùng với người nội bộ và tổ chức
Một số đội lái khai thác tâm lý này của nhà đầu tư nên lái đánh lên trước kỳ ra bctc quý làm cho nhiều người nghĩ chắc thông tin Kqkd tốt, có dòng tiền, xuất hiện tín hiệu mua, cổ phiếu tăng một mạch rồi đùng một cái họ ra tin bctc lỗ và ndt bị đổ bô. Vì ai cũng nghĩ cp tăng, chứng tỏ có thông tin tốt rồi. Những cp lừa kiểu này 1 lần ndt đều tránh
——
Có một số thông tin xảy ra đồng thời với thị trường như vụ đánh bom vào toà tháp đôi của Mỹ mùng 11/9. Dù bạn có là tổng thống Mỹ đang ôm cổ phiếu bạn cũng không biết trước thông tin đánh bom để mà bán ra trước.
——
Với dịch bệnh Covid cũng vậy, Thượng nghị sĩ Burr thuộc đảng Cộng hòa là người đứng đầu Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ. Ông này bảo dựa vào thông tin công khai về thị trường chứng khoán để bán số cổ phiếu trị giá 628.000-1,7 triệu USD hôm 13/2. Nhưng thực ra, ông Burr và 3 thượng nghị sĩ khác dự một “cuộc họp kín” tại Ủy ban Y tế Thượng viện về tình hình dịch virus corona chủng mới có nguồn gốc từ Vũ Hán chỉ 2 ngày sau khi Mỹ xác nhận ca nhiễm đầu tiên (21/1). Có nghĩa thị trường đã phán ánh một phần khi có thông tin dịch tại Vũ Hán (nhưng nước Mỹ khi đó chỉ nghĩ cúm thông thường), nhưng báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ về mức độ nguy hiểm của Covid lại do nhưng người đứng đầu cơ quan này đọc trước và họ đã bán ra trước khi thị trường sụp đổ. Và say này xác nhận Covid đúng là nguy hiểm và đánh sập Châu Âu rồi đến Mỹ thì chính quyền Mỹ mới té ngửa
——-
Vậy nhà đầu cơ nhỏ lẻ làm sao để kiếm tiền. Cách tốt nhất với lợi thế ít ỏi của mình là sử dụng phân tích kỹ thuật, nhưng chỉ sử dụng trên những cổ phiếu tốt, thanh khoản tốt, quản trị minh bạch, cơ cấu cổ đông chặt chẽ. Khi đó giá cp nó đỡ bị các đối lái thao tính để lừa nhà đầu tư. Ngoài ra còn phải có kiến thức để có sự đánh giá chuẩn và chất lượng về các thông tin, biết đâu là thông tin trọng yếu ảnh hưởng đến yếu tố định giá của thị trường, đâu chỉ là thông tin thứ yếu, thông tin nào phán ánh hết vào giá, thông tin nào chưa phán ánh hết vào giá, thông tin nào làm cho cổ phiếu có thể tăng, thông tin nào không làm cổ phiếu nhúc nhích được.
—-
Cuối cùng: dù là thông tin tốt (cp tăng) hay thông tin xấu (cp giảm) thì đừng bao giờ hành động khi mình biết được thông tin. Bởi vì cuối cùng bạn cũng sẽ biết được thông tin nhưng bạn sẽ là người cuối cùng nhận được thông tin đó. Vì vậy hãy hành động ngay cả khi bạn chưa biết thông tin, nhưng trên biểu đồ đã xuất hiện các tín hiệu thỏa mãn hệ thống của bạn. Nhưng đừng vì bạn chưa biết thông tin mà cho rằng thị trường luôn đi trước thông tin. Mà định luật vẫn là thông tin vẫn phải có trước chỉ là bạn là người sau cùng biết được thông tin đó mà thôi
----
Chat với Admin: m.me/nhadauco
----
Chat với Admin: m.me/nhadauco
Comments
Post a Comment